EnglishVietnamese
Trang chủ / Đào tạo luật / Kỹ năng luật / CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ”

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ”

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

“GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ”

I. Thông tin Khóa học:

  • Khóa học: Giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế
  • Thời gian: 03 ngày (Thứ 6, 7 và chủ nhật)
  • Lý thuyết: 02 ngày (16 giờ)
  • Thực hành: 01 ngày (8 giờ)
  • Giảng viên GS.TS. Nguyễn Bá Diến

Cơ quan: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Công ty Luật TNHH VNJUST

GS.TS.Nguyễn Bá Diến là giáo sư về luật quốc tế duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại và cũng là một trong những luật sư thuộc thế hệ đầu tiên của đội ngũ luật sư Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình về luật thương mại quốc tế nổi tiếng của Việt Nam như: Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2005), NXB. Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2006), NXB. Tư pháp; Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (2012), NXB. Công an nhân dân; Giáo trình Công pháp Quốc tế (2013), NXB. Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình Tư pháp Quốc tế (2013); NXB. Đại học quốc gia Hà Nội; Hội nhập kinh tế quốc tế (2006), NXB. Tư pháp… GS. Nguyễn Bá Diến đã có hơn 40 năm giảng dạy về luật quốc tế và luật thương mại quốc tế cho hàng ngàn cử nhân, hàng trăm thạc sỹ và tiến sỹ trên mọi miền của tổ quốc.

  1. Tiến sỹ. Luật sư. Nguyễn Bá Cường

Cơ quan: Công ty Luật TNHH VNJUST

TS.LS. Nguyễn Bá Cường đã và đang là giảng viên thỉnh giảng về luật thương mại quốc tế, luật quốc tế, các kỹ năng của luật sư/luật gia trong hoạt động thương mại quốc tế cho nhiều trường đại học tại Việt Nam và nước ngoài như Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, Học viện An Ninh, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia HN, Khoa Luật – Đại học Quốc gia HN,  Đại học Thammasat-Thái Lan, Khoa Luật Kinh tế – Đại học Đông Đô… TS.LS. Nguyễn Bá Cường đã có hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn và giải quyết tranh chấp cho hàng trăm các giao dịch và tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh quốc tế. Khách hàng của ông bao gồm cả các cơ quan nhà nước (như Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng) và các doanh nghiệp (như Tập đoàn Dệt may Quốc gia Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn MV, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Nam Hồng).

III. MỤC TIÊU KHÓA HỌC

  1. HIỂU được những nguyên tắc cơ bản, các vấn đề cơ bản của luật thương mại quốc tế; các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
  2. HIỂU được khuôn khổ pháp lý và các thiết chế trong hoạt động thương mại quốc tế;
  3. HIỂU được những vấn đề cơ bản về hợp đồng, hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại quốc tế;
  4. HIỂU được các điều khoản cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế;
  5. HIỂU được phong cách soạn thảo hợp đồng và một số kỹ năng soạn thảo hợp đồng cơ bản;
  6. HIỂU và PHÂN TÍCH được các rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro, phòng ngừa tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế;
  7. HIỂU được các vấn đề cơ bản của kỹ năng đàm phán và kỹ năng giải quyết tranh chấp;
  8. NÂNG CẤP kỹ năng đàm phán;
  9. NÂNG CẤP kỹ năng giải quyết tranh chấp.

 

  1. MÔ TẢ KHÓA HỌC

Khóa học “Giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế” bao gồm 02 phần chính: Phần thứ nhất cung cấp những kiến thức cơ bản và tổng quan về môi trường, khuôn khổ pháp lý và các kỹ năng cần có của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý; phần thứ hai là phần thực hành những kiến thức và kỹ năng đã học bao gồm: đàm phán và đánh giá hợp đồng.

  1. CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA KHÓA HỌC

Phần I. Giới thiệu về hệ thống luật điều chỉnh thương mại quốc tế

  1. Hệ thống pháp luật thương mại quốc tế.
  • Giới thiệu
  • Nguồn
  • Hệ thống pháp luật chính của thế giới
  1. Giới thiệu về môi trường pháp lý kinh doanh toàn cầu.
  • WTO
  • ASEAN
  • Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên

Phần II. Tổng quan về hợp đồng thương mại quốc tế

  1. Tổng quan về Hợp đồng thương mại quốc tế
  • Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Quy định chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Giới thiệu Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • Các vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý khi đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
  1. Giá trị pháp lý của các Incoterms – Cập nhật Incoterms 2020
  • Giới thiệu chung về Incoterms
  • Những thay đổi trong Incoterms 2020
  • Vấn đề pháp lý cần lưu ý về vận tải, bảo hiểm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • Những lưu ý khi sử dụng Incoterms; lựa chọn Incoterms phù hợp với tình hình và khả năng của doanh nghiệp
  1. Các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế
  • Tổng quan về các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế
  • Phương tiện thanh toán quốc tế
  • Phương thức thanh toán quốc tế
  1. Soạn thảo hợp đồng và một số kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại QT
  • Phong cách soạn thảo hợp đồng và một số kỹ năng soạn thảo hợp đồng
  • Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mẫu
  • Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế

Phần III. Giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa tranh chấp của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế

1. Nhận diện các rủi ro và tranh chấp phổ biến trong hợp đồng thương mại quốc tế

·        Rủi ro thường gặp trong hoạt động thương mại quốc tế

  • Những qui định trong hợp đồng gây bất lợi, rủi ro pháp lý và dễ tranh chấp
  • Phân tích tình huống, các điều khoản “khuyết tật” của hợp đồng và hậu quả pháp lý

2. Biện pháp giảm thiểu các loại rủi ro trong hợp đồng thương mại quốc tế

·       Những lưu ý khi đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế để tránh rủi ro pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng

  • Vận dụng quy định về các trường hợp “điều chỉnh hợp đồng” khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng

Phần IV. Kỹ năng đàm phán, ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

  1. Chiến lược, kỹ năng, quy trình đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế
  2. Chiến lược và kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
  3. THỜI LƯỢNG
STT Chủ đề Thời lượng
1.  Phần I, II, III, IV    16 giờ
2.  Kỹ năng kỹ năng Đánh giá Hợp đồng 04 giờ
3.  Thực hành Kỹ năng Đàm phán 04 giờ

4. HỌC PHÍ: 2.500.000 VNĐ/ 01 buổi/ 4 tiếng

Tổng khóa học 06 buổi.

Hotline: 0933.525.708/ 0777.35.35.36 (cô Hồng)
Email: slri.phianam@gmail.com                     Website: www.slri.edu.vn

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ

– Đăng ký trực tiếp tại văn phòng Viện SLRI số 1/133 đại lội Bình Dương, Kp.Hòa Lân 1, P.Thuận Giao, Tp.Thuận An, Bình Dương.

– Đăng ký và nộp học phí qua tài khoản ngân hàng:
• Chủ tài khoản: Viện Nghiên Cứu Pháp Luật Phía Nam
• Số TKNH: 9699.8888888 Tại Ngân hàng Á Châu (ACB) – Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh

Bình Dương, ngày 1 tháng 12 năm 2020

                                                                                                                                    GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO

                                                                                                                                                 đã ký

                                                                                                                                       Huỳnh Chí Công