Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài.

Quy định pháp luật về trọng tài viên:

Trọng tài viên là những chuyên gia, học giả có kiến thức chuyên môn sâu rộng, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003  quy định công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm trọng tài viên:

1) Có năng lực hành vị dân sự đầy đủ;

2) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;

3) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.

Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích không được làm trọng tài viên. Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức đang công tác tại tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm trọng tài viên.

Hiện nay, khái niệm trọng tài viên có thể được hiểu theo luật trọng tài thương mại năm 2010 như sau:

Khái niệm: Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Điều kiện để trở thành Trọng tài viên: Theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì người muốn trở thành Trọng tài viên cần hội đủ các tiêu chuẩn sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự;

– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ đại học và thực tế công tác đã nêu ở trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

Quy định trên mang tính chất “khung” về điều kiện trở thành Trọng tài viên. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định mang tính “mở” về vấn đề này. Tùy thuộc vào mục tiêu, mục đích hay cơ cấu hoặc tính bền vững của mình mà các Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định chung đối với Trọng tài viên của tổ chức mình,

Ví dụ: có trình độ đại học nhung phải là hệ đào tạo chính quy tập trung hoặc yêu cầu về xếp hạng đối với văn bằng tốt nghiệp, hoặc thời gian kinh nghiệm,…

Những đối tượng không được trở thành Trọng tài viên:

Để đảm bảo cho hoạt động của trọng tài hiệu quả, pháp luật cũng đưa ra những quy định nhằm hạn chế đối với một số người mặc dù đáp ứng được các điều kiện trên nhưng vẫn không được làm Trọng tài viên, bao gồm:

– Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án;

– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành ản hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án tích.

Quyền và nghĩa vụ của Trọng tài viên:

Trọng tài viên được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Trung tâm trọng tài, bao gồm:

– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

– Được hưởng thù lao.

– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

2. Hội đồng trọng tài là gì ?

Hội đồng trọng tài là bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một hoặc một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc.
Quy định về hội đồng trọng tài: Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định hai loại hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tài được thành lập tại trung tâm trọng tài thương mại và hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Số lượng trọng tài viên trong hội đồng trọng tài do các bên thoả thuận nhưng phải là số lẻ. Theo thông lệ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì hội đồng tài gồm 3 trọng tài viên, thành lập bằng cách mỗi bên chỉ định 1 trọng tài viên và 2 người này sẽ thống nhất cử trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Uỷ ban trọng tài. Trong vụ kiện có nhiều nguyên đơn hoặc nhiều bị đơn thì những nguyên đơn và bị đơn này phải thống nhất chọn 1 trọng tài viên. Các bên có thể thoả thuận chỉ định 1 trọng tài viên duy nhất thực hiện nhiệm vụ của hội đồng trọng tài. Các bên có quyền khước từ trọng tài viên do mình chỉ định hoặc tham gia chỉ định nếu nghi ngờ tính vô tư ” của họ. Khi quyết định, hội đồng trọng tài biểu quyết theo đa số.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hội đồng trọng tài là cơ quan nhà nước được thành lập để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và quản lí công tác hợp đồng kinh tế. Cũng trong thời kì này, ở Việt Nam còn tồn tại 2 hội đồng trọng tài với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp đó là hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải.Thành phần Hội đồng trọng tài: Theo Điều 39 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định.
Điều 39. Thành phần Hội đồng trọng tài:
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

3. Điều khoản trọng tài là gì ?

Điều khoản trọng tài là điều khoản trong một hợp đồng bằng văn bản, theo đó các bên thỏa thuận sẽ giải quyết theo phương thức trọng tài những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan đến hợp đồng.
Quy định cơ bản về điều khoản trọng tài:Điều khoản trọng tài phải xác định rõ đối tượng tranh chấp, hình thức trọng tài hoặc trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp.Hiệu lực của điều khoản trọng tài được xem xét độc lập với hiệu lực của hợp đồng. Việc thay đổi, đình chỉ, huỷ bổ hợp đồng hay sự vô hiệu của hợp § R đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản XS trọng tài, trừ trường hợp căn cứ làm hợp đồng vô hiệu cũng chính là căn cứ làm thoả thuận trọng tài vô hiệu.Ví dụ: hợp đồng kí kết do lừa dối thì hợp đồng bị vô hiệu và điều khoản trọng tài trong hợp đồng cũng bị coi là vô hiệu.

4. Trọng tài thường trực là gì ?

Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo điều lệ riêng, thường xuyên tồn tại để giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình khi được các bên tranh chấp yêu cầu.

Quy định pháp luật về trọng tài thường trực:Trọng tài thường trực có trụ sở, bộ máy giúp việc, danh sách trọng tài viên và quy tắc tố tụng của mình. Khi giải quyết tranh chấp qua trọng tài thường trực, các bên bị ràng buộc bởi danh sách trọng tài viên và quy tắc tố tụng của trung tâm. Hoạt động của trọng tài thường trực thể hiện tính chuyên nghiệp cao, rất tin cậy trong việc giải quyết tranh chấp.Trên thế giới, trọng tài thường trực thường tồn tại dưới dạng công tí phí lợi nhuận với tên gọi là trung tâm trọng tài, như Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC), Trung tâm trọng tài quốc tế Xingapo (SIAC)… Nhiều trung tâm trọng tài thường trực được đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước hoặc đặt cạnh phòng thương mại và công nghiệp.Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được thành lập dưới hình thức các trung tâm trọng tài như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), các trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 5.9.1994 của Chính phủ trước đây và Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 hiện nay.

5. Trọng tài kinh tế nhà nước là gì ?

Trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan quản lí đồng thời là cơ quan tài phán của nhà nước, có chức năng xét xử, giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế và đăng kí kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Quy định về trọng tài kinh tế nhà nước:

Trọng tài kinh tế nhà nước được thành lập vào năm 1960 trên cơ sở Nghị định số 20/TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trọng tài kinh tế nhà nước.

Điều 107 khoản 13 Hiến pháp năm 1980 quy định cho Hội đồng bộ trưởng nhiệm vụ, quyền hạn việc tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài nhà nước về kinh tế. Theo Pháp lệnh về trọng tài kinh tế năm 1990, trọng tài kinh tế là cơ quan của Chính phủ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Hệ thống

trọng tài kinh tế nhà nước được tổ chức theo ba cấp trung ương; cấp tỉnh và cấp huyện. Trọng tài kinh tế nhà nước giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh giữa các xí nghiệp nhà nước, hợp tác xã và các tổ chức xã hội và các tranh chấp giữa các bộ, các doanh nghiệp trung ương, các hợp tác xã do kí kết các điều khoản chính về đặt mua hàng hoá và với các cá nhân có đăng kí kinh doanh theo pháp luật. Trọng tài kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế, kiểm tra, kết luận và xử lí hợp đồng kinh tế vô hiệu, xét kháng cáo quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế và xử lí vi phạm hợp đồng của trọng tài kinh tế cấp huyện. Trọng tài kinh tế cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế và xử l vi phạm hợp đồng kinh tế.

Trọng tài kinh tế nhà nước chấm dứt hoạt động từ ngày 01.7.1994.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hoạt động, thẩm quyền của tổ chức trọng tài thương mại cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua tổ chức này sẽ được luật sư của Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam – SLRI tư vấn và giải đáp cụ thể qua tổng đài: 0933.525.708.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.