• Phạm Minh Chính

      Thủ tướng Phạm Minh Chính

    • Phạm Bình Minh

      Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

    • Lê Minh Khái

      Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

    • Vũ Đức Đam

      Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

    • Lê Văn Thành

      Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

  • Nguyễn Hồng Diên

    Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên

  • Đào Ngọc Dung

    Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

  • Nguyễn Chí Dũng

    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

  • Huỳnh Thành Đạt

    Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt

  • Phan Văn Giang

    Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang

  • Trần Hồng Hà

    Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

  • Lê Minh Hoan

    Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

  • Nguyễn Thị Hồng

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

  • Nguyễn Mạnh Hùng

    Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

  • Nguyễn Văn Hùng

    Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

  • Tô Lâm

    Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

  • Hầu A Lềnh

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

  • Nguyễn Thanh Long

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

  • Lê Thành Long

    Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

  • Nguyễn Thanh Nghị

    Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

  • Đoàn Hồng Phong

    Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

  • Hồ Đức Phớc

    Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc

  • Bùi Thanh Sơn

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

  • Trần Văn Sơn

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

  • Nguyễn Kim Sơn

    Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

  • Phạm Thị Thanh Trà

    Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

  • Nguyễn Văn Thể

    Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể

Đơn cử, vào đầu nhiệm kỳ trước (2016 – 2021), Chính phủ có 5 Phó thủ tướng với 3 Ủy viên Bộ Chính trị (các ông Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh), 2 Ủy viên Trung ương (các ông Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng).

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Trong 4 Phó thủ tướng hiện nay, hai vị nhiều khóa liên tục là thành viên Chính phủ, gồm ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam. Trong đó, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã có hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao (từ năm 2013 là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao).

Bước sang nhiệm kỳ thứ ba là thành viên Chính phủ, ông Phạm Bình Minh sẽ tập trung cho cương vị Phó thủ tướng, khi vị trí Ngoại trưởng được chuyển giao cho ông Bùi Thanh Sơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, tại phiên họp Chính phủ tháng 4/2021. Ảnh: Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, tại phiên họp Chính phủ tháng 4/2021. Ảnh: Nhật Bắc.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bước vào nhiệm kỳ thứ tư là thành viên Chính phủ. Ông có một khóa là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và giữ cương vị Phó thủ tướng liên tục từ năm 2013. Trước đó, ông từng được luân chuyển làm Chủ tịch UBND tỉnh (2008-2010), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010-2011).

Từ đầu năm 2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19. Ông kiêm nhiệm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020. Hiện ông được Thủ tướng giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện việc giãn cách xã hội 19 tỉnh, thành phố phía Nam theo Chỉ thị 16.

Ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, từng có nhiều năm công tác trong ngành kiểm toán, rồi chuyển sang ngành thanh tra. Đây là nhiệm kỳ Phó thủ tướng đầu tiên của ông Khái. Ông được phê chuẩn làm Phó thủ tướng hồi tháng 4, khi đang là Tổng thanh tra Chính phủ.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng đầu tiên được phê chuẩn vào vị trí lãnh đạo Chính phủ. Ông cũng là nhân sự duy nhất trong số 4 Phó thủ tướng hiện nay được phê chuẩn bổ nhiệm khi đang giữ vị trí lãnh đạo địa phương.

22 Bộ trưởng, trưởng ngành của Chính phủ khóa XV, có hai Ủy viên Bộ Chính trị là Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc Phòng và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an.

Đại tướng Phan Văn Giang, 61 tuổi, là một trong 10 trường hợp đặc biệt (quá tuổi quy định) tái đắc cử Trung ương tại Đại hội XIII và được bầu vào Bộ Chính trị. Ông bắt đầu cuộc đời binh nghiệp từ năm 1978, là chiến sĩ chiến đấu tại Cao Bằng. Đây là nhiệm kỳ Bộ trưởng đầu tiên của ông Giang. Cách đây hai tuần, ông được thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm công tác tại Bộ Công an từ năm 1979 với vị trí cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I. Ông đảm nhiệm chức Thứ trưởng từ năm 2010; Bộ trưởng từ năm 2016. Tháng 1/2019, ông được phong quân hàm Đại tướng.

Trong số những vị Bộ trưởng còn lại, vị trí không thay đổi so với nhiệm kỳ XIV, là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.

Bốn vị đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng (từ giữa nhiệm kỳ khóa XIV đến nay) gồm: Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Trong đó, ông Huỳnh Thành Đạt được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng vào tháng 11/2020, khi đang là Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM.

Trên cương vị Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM (từ tháng 1/2017), hai quyết sách ưu tiên trong hoạt động điều hành của ông Huỳnh Thành Đạt là xây dựng thành công khu đô thị đại học và đưa chất lượng giáo dục đại học của trường mình quản lý lên tầm cao mới. Đến nay, Đại học Quốc gia TP HCM đứng trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín nhất của khu vực và thế giới; đứng đầu tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng của QS Asia là Danh tiếng học thuật và Danh tiếng với nhà tuyển dụng.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Hoàng Phong.

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Hoàng Phong.

Bà Nguyễn Thị Hồng là nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Bà xuất thân từ chuyên viên Vụ Quản lý ngoại hối, có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. Bà đảm nhiệm cương vị này từ tháng 11/2020, thay ông Lê Minh Hưng (làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng).

Chính phủ hiện có một số thành viên từng công tác nhiều năm và trưởng thành ở địa phương, giữ cương vị lãnh đạo tỉnh, thành trước khi đi lên Trung ương, như: Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc – nguyên Bí thư Nghệ An, nguyên Tổng kiểm toán Nhà nước; Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong – nguyên Bí thư Nam Định; Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – nguyên Bí thư Yên Bái; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan – nguyên Bí thư Đồng Tháp; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng – nguyên Bí thư Quảng Trị; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên – nguyên Bí thư Thái Bình…

Tính chung trong số 22 Bộ trưởng, trưởng ngành, 11 vị đã kinh qua chức Bí thư Tỉnh ủy. Nhiều vị là lãnh đạo bộ, ngành được luân chuyển về địa phương trước khi giữ cương vị hiện nay, như: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn – nguyên Thứ trưởng Xây dựng, nguyên Bí thư Điện Biên; Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị – nguyên Thứ trưởng Xây dựng, nguyên Bí thư Kiên Giang.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thay ông Phùng Xuân Nhạ làm người đứng đầu ngành giáo dục từ tháng 4/2021. Đây là lần thứ hai ông Sơn kế nhiệm ông Nhạ. Trước đó, khi ông Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo năm 2016, ông Sơn đã thay ông Nhạ làm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hai thành viên Chính phủ trẻ nhất là ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, 48 tuổi; và Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, 45 tuổi.

So với đầu nhiệm kỳ khóa XIV, 27 thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới có độ tuổi bình quân cao hơn (57,6 và 56).

Các thành viên Chính phủ khóa XV đều có trình độ từ Thạc sĩ. Hai giáo sư gồm Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm – giáo sư Khoa học An ninh; Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long – giáo sư y học.

Chính phủ mới có hai lãnh đạo nữ là Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Vào đầu nhiệm kỳ trước, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là thành viên nữ duy nhất trong Chính phủ.

Theo https://vnexpress.net/interactive/2021/27-nhan-su-lanh-dao-chinh-phu