1. Tội chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào ?

        Thưa luật sư, Cho em hỏi trường hợp nhân viên công ty em thu tiền khách hàng không nộp về cho công ty. Cho em hỏi trường hợp nhân viên công ty em thu tiền khách hàng không nộp về cho công ty có gọi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ? Bên em làm bên lĩnh vực thiết kế nhân viên xuống thu tiền khách hàng còn lại là 5.000.000 sau khj nhân viên đó thu xong và nghỉ việc luôn. Như vậy có gọi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ?

Trả lời:

+)Thứ nhất, về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+) Thứ hai, phân tích trường hợp, Vì dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt) Do trường hợp của bạn không nêu rõ là ngay từ đầu nhân viên đó thu tiền khách hàng vì mục đích gì, có ý định phạm tội ngay từ đầu không, giấy tờ chứng minh thu thế nào..

Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, đánh tráo, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp…thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải có đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như vậy bạn có thể căn cứ vào những phân tích trên đây để hiểu về hành vi nói trên.

2. Tôi có thể kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ?

          Xin kính chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần hỏi Luật sư như sau:
         Tháng 9 năm 2015 tôi và gia đình có được anh L.K.L hứa sẽ xin việc cho tôi vào làm nhà nước trong Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện mất 120 triệu đồng. Do có mối quan hệ quen biết nên gia đình tôi không yêu cầu viết giấy biên nhận và đã gửi cho anh L số tiền 100 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng.
         Anh L hứa sang tháng 1 năm 2015 tôi sẽ được nhận vào làm nhưng cho đến thời điểm hiện tại tôi vẫn không có việc làm và anh L đã cắt đứt mọi liên lạc với tôi và gia đình trong 2 tháng nay khi gia đình tôi yêu cầu anh trả lại tiền. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể kiện anh L về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đòi lại được tiền không ạ? Tôi chỉ biết là anh L đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng không biết địa chỉ cụ thể. Nếu tôi kiện anh L thì tôi sẽ phải làm thủ tục thế nào và gửi đơn kiện ở đâu? Tôi hiện còn giữ giấy gửi tiền vào tài khoản của anh L, tin nhắn trên zalo và một vài đoạn băng ghi âm cuộc gọi của anh L.
          Rất mong được Luật sư tư vấn giúp đỡ!

Trả lời:

Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn về việc có thể kiện anh L về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, tôi xin phân tích hành vi của bạn và anh L như sau:

Do bạn có hành vi đưa tiền cho anh L để nhằm mục đích xin việc cho bạn, trong trường hợp anh L là người có chức vụ quyền hạn và nhận tiền của bạn nhằm thực hiện cho bạn một công việc trong khả năng của anh ấy nên có thể xem xét hai hành vi đưa tiền và nhận tiền ở đây có dấu hiệu của hai tội – Tội đưa hối lộ và Tội nhận hối lộ, cụ thể:

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

        Do đó, bạn nên suy xét kỹ trước khi đưa ra phương án cuối cùng là có kiện anh L hay không. Vì khi chứng minh được anh L nhận khoản tiền 120 triệu đồng để nhằm xin việc cho bạn thì cung đồng nghĩa với việc bạn cũng có đủ dấu hiệu để truy tố theo khoản 2 Điều 364 nêu trên.

3. Mua xe máy trả góp nhưng chưa trả đủ có bị coi là hành vi lừa đảo không ?

         Thưa luật sư, Hỏi về tội lừa đảo, tôi có một câu hỏi nhờ luật sư tư vấn dùmđầu tháng 4 năm 2018 tôi có mua xe máy trả góp, với số tiền là 19 triệu đồng.
          Tôi vay của công ty tài chính 10 triệu đồng, với thoả thuận trả góp mỗi tháng 1 triệu 274 ngàn, trong thời gjan 12 tháng, tôi đã đóng được đến hết tháng 8, tháng 9,10 do tôi ngỉ việc để ôn thi nên tôi chưa đóng được, phía công ty tài chính gửi đơn tố cáo tôi về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. vậy tôi có bị phạt tù không ?
Mong luật sư tư vấn gjúp,tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời:

– Thứ nhất, do tình tiết bạn cung cấp chưa thật đầy đủ nên rất khó để khẳng định chắc chắn hành vi của bạn đã có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa. Tuy nhiên, dựa trên những gì mà bạn cung cấp, thì cần làm rõ thêm tình tiết, khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản trả góp, bạn có cung cấp thông tin xác thực (tức là không có hành vi lừa dối) cho bên bán hay không. Nếu như tại thời điểm giao kết hợp đồng, thông tin, giấy tờ (họ tên, số CMTND, địa chỉ..) bạn đều cung cấp đúng cho bên bán thì tức là bạn không có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành.

– Thứ hai cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 BLHS cũng cần làm rõ thêm tình tiết việc bạn không trả tiền cho bên bán có xuất phát từ lý do chính đáng hay không, thời hạn thanh toán trong hợp đồng là bao nhiêu, thời hạn chậm trả là bao lâu, cũng như các điều khoản có liên quan của hợp đồng. Hơn hết, cần làm rõ việc bạn có thay đổi địa chỉ và che dấu địa chỉ của mình (tức là hành vi “bỏ trốn”, dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm tại Điều 175 BLHS) đối với bên bán hay không.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của chúng tôi, mục đích của bên bán chỉ là thu hồi số nợ của bạn chứ họ không ý định tố cáo để buộc bạn phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì số tiền không lớn, nên bạn nên thanh toán số tiền còn lại cho họ để tránh những rắc rối không đáng có về mặt pháp lý.

4. Nhà đã đặt cọc nhưng không bán có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không ?

         Chào luật sư, Cho em hỏi. Em định bán 1 căn nhà là 1 tỷ 200 triệu. Em có nhận đặt cọc là 10 triệu, nhưng bây giờ em không muốn bán nữa là nó là nhà tôi tăng giá 1tỷ 500 triệu và bảo trả lại tiền cọc cho người mua, người mua không nhận và bảo em là lừa đảo.va kiện ra tòa. Cho em hỏi phải làm gì? muốn trả tiền cho người ta thế nào ?
Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Bộ luật dân sự 2015 quy định về biện pháp đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên thì khi bạn nhận tiền đặt cọc để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán đất. Nếu trường hợp bạn vi phạm từ chối việc giao kết thì bạn phải có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho phía bên kia đồng thời phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc hoặc sẽ phải trả thêm một khoản tiền phạt cọc nữa nếu như hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.

Nên khi đó vấn đề này sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật Dân sự.

Trong trường hợp này nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ trên và đồng thời chiếm đoạt tài sản là 10 triệu tiền đặt cọc của phía bên kia thì có thể bạn sẽ bị truy cứu TNHS về tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

5. Hướng dẫn khởi kiện về hành vi lừa đảo?

        Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam (SLRI) tư vấn hướng dẫn khởi kiện về hành vi lừa đảo như sau:

Trả lời:

Thưa quý khách hàng, Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam (SLRI) xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

– Căn cứ Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…”

Một trong những yếu tố bắt buộc cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là “thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác”, tức là người phạm tội có được tài sản thông qua việc sử dụng thủ đoạn gian dối (lừa dối) người bị hại. Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn cung cấp được các căn cứ liên quan đến hành vi lừa đảo, bạn có thể kèm theo các căn cứ chứng minh để tiến hành khởi kiện.

– Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Theo Điều 101 Bộ luật hình sự quy định

Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về Tố giác và tin báo về tội phạm:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Mẫu đơn: Bạn có thể lên web:nghiencuuphapluat.vn để tham khảo mẫu đơn tố cáo.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:0933.525.708 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn – Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam (SLRI)

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Lừa đảo tài sản trên 2 triệu có phải đi tù không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng sẽ bị khởi tố hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Câu hỏi: Khi nào thì được xem là Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác?

Trả lời:

Hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được thể hiện dưới hình thức:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Câu hỏi: Lừa đảo dưới 2 triệu đồng có phải đi tù không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, dưới 2 triệu nhưng thuộc cái trường hợp trên vẫn khởi tố bình thường.