EnglishVietnamese
Trang chủ / Nghiên cứu - Xây dựng pháp luật / Cung Cấp Thông Tin / Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế.

Vậy theo CSR, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?

– Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty

– Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

– Chống tham nhũng

– Bảo vệ môi trường

– Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động

– Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo

– Vì lợi ích cộng đồng

“Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và quyền của người tiêu dùng” mà chưa có những bài viết về “Người tiêu dùng Việt Nam đối với Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp”. Thực chất hai tiêu đề gần như tương đương nhau gần như nghiên cứu mối quan hệ giữa người tiêu dùng và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, về quyền, nghĩa vụ cũng như ảnh hưởng của người tiêu dùng đối với CRS. Hiện nay, khái niệm CSR còn khá mới đối với nhiều doanh nghiệp VN, chính vì thế những tài liệu chủ đề “Người tiêu dùng Việt Nam đối với Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” còn hiếm, chính vì thế gây khó khăn trong việc tìm kiếm của bạn cũng là điều dễ hiểu.

Phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Kinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này – già, trẻ, gái, trai tập hợp nhau lại thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra là trên cơ sở của mối quan hệ như vậy.

Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và đều là những khách hàng của nhau. Ngày nay, ít ai vừa có thể sản xuất phần mềm máy tính, vừa có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho mát. Bán phần mềm máy tính để mua sữa và bán sữa để mua phần mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra nhà sử dụng phần mềm máy tính) vì vậy là một sự cần thiết khách quan. Cho dù các quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mỗi con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này. Như vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.

Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá thể đó là tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của nó. Trong một xã hội “trọng nông, ức thương” doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc của pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do/dân chủ cho tất cả mọi nguồn trong đó có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân.

Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người và của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau.

Một  là, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen đặc và hôi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên đang bị hy sinh cho những nhu cầu thứ ba, thứ tư gì đấy. Và trong phổi của tất cả chúng ta, của cả các doanh nhân bụi bám như bồ hóng bám lên giàn bếp. Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm bảy thế hệ nữa, nêu quá trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và không bị đảo ngược. Trong cái việc đưa sức khoẻ và tương lai xa làm vật tế thần này doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh nên sự tổn hại của môi trường.

Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là để Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản các doanh nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra. sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới có thể xẩy ra. Nếu chúng ta chỉ được hưởng sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì nhiều.

Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là những đóng góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết họp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển. Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.

 

Trách nhiệm xã hội – Nhiệm vụ của khu vực kinh doanh, chính trị và xã hội dân sự

Bài viết đề cập ba vấn đề sau:
1/ Đạo đức học kinh tế như là một sự kết hợp giữa luật lệ bên ngoài và chiến lược bên trong;
2/ Cộng đồng các quyền;
3/ Nguyên tắc liên đới trong cơ cấu xã hội của một xã hội dân sự. Theo tác giả, một nền kinh tế thị trường xã hội chỉ là hiện thực khi chính trị có được sự ưu tiên hàng đầu so với kinh tế, khi chính trị có trách nhiệm với “lợi ích chung” (công ích) và cùng với đó là việc thường xuyên kiến tạo xã hội.

Khi phân tích cộng đồng các quyền, tác giả đã có những sự so sánh với Học thuyết xã hội Công giáo. Dẫn Học thuyết xã hội Công giáo, tác giả cho rằng, chỉ có sự công bằng và tình liên đới mới đảm bảo lâu dài cho sự bền vững của nền kinh tế thị trường tự do và từ đó, tác giả bàn về nguyên tắc bổ trợ. Theo đó, sự bổ trợ có thể được xem như một chuẩn mực mang tính chiến lược bên trong của việc hiện thực hoá tình liên đới.

“Những chuẩn mực nội tại của thị trường tự do không thể là thứ duy nhất điều tiết những mối quan hệ quốc tế” (Giáo hoàng Paul VI. Thông điệp Phát triển các dân tộc, 1967, n.58).

“Nếu không có sự xoá bỏ thị trường tự do, chúng ta cần thiết lập những giới hạn của sự cạnh tranh kinh tế để làm cho thị trường công bằng hơn, xã hội hơn và nhân văn hơn” (l.c.n.61).

“Chúng ta cần thị trường và sự cạnh tranh. Nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận là hợp pháp. Nhưng, chúng ta cần một thị trường “được điều tiết”, chứ không phải một thị trường tự do” (Ferdinand Kerstiens, 2005).

Đạo đức học kinh tế như là một sự kết hợp giữa luật lệ bên ngoài và chiến lược bên trong

Những học thuyết kinh tế dành sự ưu tiên hàng đầu cho thị trường tự do cần phải nhận thức được rằng, đường vào thị trường tự do không phải luôn luôn (và có lẽ không bao giờ) tự do như được giả định trong lý thuyết. Cha đẻ của kinh tế học hiện đại, Adam Smith, đã khái niệm hoá thị trường như một nhân tố có quyền quyết định phúc lợi của các quốc gia, ít nhất là phúc lợi của mọi người. Điều này giả định rằng, thị trường chỉ có thể đảm đương được chức năng đó trong bối cảnh của một cơ chế điều chỉnh. Về mặt đạo đức, tất cả chúng ta chấp nhận nỗ lực quốc tế chống tham nhũng. Chúng ta làm điều này bởi cơ chế điều chỉnh đó có thể giúp thị trường hoạt động tự do và hữu hiệu. Nhưng, một cơ chế cho thị trường không phải là kết quả của một trò chơi – chiến lược (game-strategies) trong kinh tế để giúp cho thị trường hoạt động thành công và hiệu quả. Trong bối cảnh này, trách nhiệm nằm ở lợi ích và sự hữu hiệu của chính trị. Thời trẻ (trong những năm 50 của thế kỷ XX), tôi đã nhận ra rằng, ở Đức một nền kinh tế thị trường xã hội chỉ là hiện thực khi chính trị có được sự ưu tiên hàng đầu sovới kinh tế và khi chính trị có trách nhiệm với “lợi íchchung” (công ích) – là cái quan trọng hơn cả sự vận hành của thị trường, và cùng với đó là việc thường xuyên kiến tạo xã hội. Bởi vì nền kinh tế thị trường xã hội là một thiết chế tạo ra những hậu quả xã hội cụ thể nên nhà nước lập hiến phải thiết lập ra một xã hội mang đậm tính xã hội.Những vấn đề xã hội không thể được giải quyết chỉ bởi thị trường với tư cách bàn tay thứ ba bên cạnh nhà nước và xã hội, mặc dù sự hữu hiệu của thị trường có khả năng hỗ trợ một cách gián tiếp không chỉ phúc lợi, mà còn cả trách nhiệm xã hội.

Sự ưu tiên hàng đầu của chính trị đối với “lợi ích chung” (công ích) và với phúc lợi của tất cả các thành viên trong xã hội thể hiện trong mối liên hệ với nền kinh tế quốc gia (National Economy). Khi nền kinh tế càng vượt quá giới hạn giám sát quốc gia thì càng trở nên hoang dã, đồng thời nó chỉ nhằm đến những chiến lược thành công và tính hiệu quả. Đoạn kết của quá trình tiến triển này là, các quốc gia đang phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế quốc tế, nhưng những điều kiện này lại không hoàn toàn phụ thuộc vào những thể chế quốc tế – những thứ tuy có tồn tại nhưng chỉ hữu hiệu phần nào (như Tổ chức Lao động quốc tế ILO và các tổ chức khác).

Có những nhà đạo đức học, như Karl Homann ở Đức, đã bảo vệ cách tiếp cận lý thuyết “thực thi” (Implementation). Lý thuyết này yêu cầu tất cả các cơ chế phải tương hợp với tính hiệu quả kinh tế. Những điều chỉnh phải chạy theo những chiến lược của thị trường. Theo tôi, điều này dường như không hoàn toàn sai. Nhưng, với tư cách là một nguyên tắc đứng trên tất cả những tiêu chuẩn điều tiết, lý thuyết này sai. Theo Học thuyết xã hội Công giáo, chỉ có sự công bằng và tình liên đới mới đảm bảo lâu dài cho sự bền vững của nền kinh tế thị trường tự do. Ngày nay, khi chúng ta xem xét sự sụp đổ của những vụ đầu cơ tài chính quốc tế, đã có một sự sẵn sàng cho ý tưởng về Hội đồng kinh tế thế giới, một ý tưởng mà 20 năm trước thường được đưa ra bởi các nhà luân lý xã hội (như trong Concilium(1). Theo tôi, một vấn đề khác của cuộc khủng hoảng này là, người ta đang đầu tư rất nhiều về kinh tế và kỹ thuật vào những phát kiến khoa học có thể có triển vọng, nhưng tính khả thi và sự hữu dụng lại không thể biết trước và đảm bảo được. Những sự lựa chọn và sự rủi ro đang đan xen nhau trong chiến lược thị trường này đến mức mà chúng ta phải luôn tính đến, xem xét những thất bại có thể xảy ra với những lựa chọn đó. Đã có rất nhiều cuộc đầu tư kinh tế được triển khai, nhưng chúng lại không tạo ra những lĩnh vực sản xuất bền vững. Tôi biết điều này từ công việc của mình ở Uỷ ban đạo đức sinh học châu Âu. Một vấn đề khác nữa là thị trường vũ khí. Theo tôi, đây là công việc chính của khu vực kinh doanh mà giờ đây, nó đang chứng tỏ những yếu tố sai lầm của mô hình kinh tế tư bản mới (turbo – capitalism: Mô hình kinh tế tư bản mới, trong đó hiệu quả thị trường và nguồn vốn không kiểm soát định ra tiêu chuẩn cho cuộc chơi – ND) trong thị trường. Mô hình này cũng đang tìm kiếm một chiến lược “phúc lợi hỗn hợp” bao hàm cả trách nhiệm xã hội và gắn với nó là quyền con người, do đó gồm cả những quyền xã hội, kinh tế, con người và việc bảo vệ môi trường. Vấn đề bền vững của những thị trường khác nhau đang mở ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế quốc tế dựa trên những nguyên tắc đạo đức (công bằng, liên đới, hoà bình, sinh thái học, lợi ích chung…).

Cộng đồng các quyền

Trách nhiệm xã hội của nền chính trị quốc tế và quốc gia có thể được định hướng trong một “Cộng đồng các quyền” (Community of Rights) – giống như một khái niệm được miêu tả trong tác phẩm của Alan Gewirth năm 1996. Cũng giống Học thuyết xã hội Công giáo (ví dụ David Hollenbach), Alan Gewirth nhấn mạnh tới một lý thuyết hoà hợp của các quyền con người. Các quyền tự do phải hoà hợp với các quyền xã hội và kinh tế. Điều này có nghĩa là, nhà nước không những phải đảm bảo những quyền tiêu cực (negative rights) – bởi vì khái niệm quyền của chủ nghĩa tự do phần lớn chỉ liên quan đến những quyền này -, mà còn phải đảm bảo cả những quyền tích cực (positive rights) khác dựa trên những nhu cầu tối thiểu. Quyền được “tham gia vào quá trình sản xuất” (right to productive agency), theo Alan Gewirth (tương tự như khái niệm của Amartya Sen), là một điều kiện của năng lực để tham dự vào những quyền dân sự khác: “… Tất yếu đạo đức của việc thực hiện những quyền kinh tế và xã hội rõ ràng là không thể lệ thuộc vào tính ngẫu nhiên của những dàn xếp và những tác động của thị trường, kể cả những bất bình đẳng mà chúng phản ánh và cổ vũ. Nói chung, những quyền con người – những quyền kinh tế và xã hội, cũng như những quyền chính trị và kinh tế – là điều kiện cho sự tự do và hạnh phúc của con người. Chúng là những điều kiện cần thiết cho hoạt động và thành công nói chung, do đó việc thực hiện các quyền không chỉ không thể tách rời những thoả thuận cá nhân tuỳ ý, mà còn phải được đảm bảo bởi nhà nước cũng như cộng đồng các quyền trong chừng mực mà những con người bị chia rẽ, bằng những cố gắng của riêng mình, không thể thực hiện được. Trong những giới hạn được thiết lập bởi những sự đảm bảo này, những giao dịch thị trường và những hình thức thoả thuận tự nguyện khác, bao gồm các tổ chức từ thiện, là biện pháp kiềm chế tự do”(2).

Khái niệm “Cộng đồng các quyền” tương tự khái niệm “công ích” (common good) trong Học thuyết xã hội Công giáo. Cũng có một khoảng cách nhất định trong cách tiếp cận khái niệm “công ích” của Học thuyết xã hội Công giáo so với cách tiếp cận của chủ nghĩa duy lợi và cách tiếp cận mang tính tập thể (collective approach). Nhưng, việc nhận thức một Nhân Vị (con nguời) thường không chỉ theo nghĩa là một cá nhân, bởi khái niệm Nhân Vị của Cơ Đốc giáo (hoặc của phẩm giá con người) là “rilatio subsistens”. Khái niệm Latinh này có thể dịch thành “nhận thức trong và qua mối quan hệ với người khác” (David Hollenbach gọi là “hữu thể tương quan” – relational beings)(3). Từ “nhân vị” luôn bao hàm nhận thức về sự kết hợp của sự tự trị và sự phụ thuộc vào người khác và có trách nhiệm với người khác; vì vậy, trách nhiệm thường bao hàm sự công bằng và sự quan tâm. Điều này có thể tìm thấy trong sự kết hợp giữa ý chí tự do với nội hoá (internalization) quy luật phổ biến bên trong của Kant và trong những ngụ ý chuẩn mực của Đạo đức học diễn ngôn (Discourse Ethics). Cách tiếp cận phi – duy lợi được Alan Gewirth nêu ra là: “… Nó đánh dấu một sự khác biệt lớn đối với hầu hết các học thuyết triết học về công bằng xã hội. Các học thuyết đó xem xét con người như là những người thụ động trong việc tiếp nhận những sự sắp đặt có tính thể chế, chứ không phải là những con người có đóng góp tích cực đến phúc lợi kinh tế của chính họ”(1.c).

Trong Học thuyết xã hội Công giáo, quyền con người được xem xét, như trong Thông điệp Hoà bình trên thế giới của Giáo hoàng John XXIII, dưới hai khía cạnh: sự cam kết với “nhân tố sản xuất” (productive agency) được dựa trên quyền tự do và sự cam kết đối với đường lối “xã hội” (chủ nghĩa), “mà tự do của nhân vị là một thứ trừu tượng trừ khi nó được xem xét trong bối cảnh kinh tế và xã hội quy định nó”(4). Sự khác nhau giữa các học thuyết về công bằng của chủ nghĩa tự do và (chủ nghĩa) xã hội là: Học thuyết xã hội Công giáo không chỉ là một học thuyết về xây dựng những thiết chế chính trị, mà còn là một học thuyết đạo đức dùng để xem xét sự tồn tại của những thiết chế đó như thế nào để chúng có thể tương thích với một khái niệm mang tính dung hợp – khái niệm quyền con người. Do đó, một mặt, Học thuyết xã hội Công giáo cơ bản hơn một học thuyết chính trị và, mặt khác, có những nỗ lực cụ thể hơn trong xã hội dân sự. Chính vì vậy, Alan Gewirth tỏ ra là một chính trị gia hơn khi ông kết hợp con người với những thiết chế: “Cộng đồng và các quyền cùng xuất hiện với nhau bởi sự quan tâm thiết yếu của con người tới tự do và hạnh phúc, được bảo vệ qua cơ chế mang tính tình huống nhằm giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ đó, con người được trợ giúp để phát triển năng lực của (nhân tố) sản xuất của mình và tìm thấy việc làm thích hợp với khả năng của mình(5).

Để giải thích khái niệm “nhân tố sản xuất”, Alan Gewirth đã xem xét khái niệm “tiểu sử kinh tế” (economic biography): “Tiểu sử kinh tế … phản ánh tâm điểm kém phát triển – nơi mà con người được xem xét khởi đầu từ nghèo đói và dần dần đạt được những khả năng và những điều kiện cần thiết để thành một tác nhân thành công. “Thành công” của tác nhân sản xuất ở đây được nhìn nhận dưới hai khía cạnh: khía cạnh sản xuất nói chung và khía cạnh kinh tế của sản xuất”(l.c.). Do đó, Alan Gewirth cho rằng, những bước tiến kinh tế thành công là điều kiện cần thiết cho sự hoàn thiện những quyền tự do và hạnh phúc của con người. Theo ông, “một hiến pháp kinh tế” (economic constitution) là cần thiết, nó có thể được phản ánh ở cấp độ quốc tế và quốc gia. Do đó, ông đã kết hợp “những nghĩa vụ của con người” với “những sự bảo vệ mang tính thể chế”. Khi các quyền có thêm hàm ý về “những nghĩa vụ” thì học thuyết của ông không có một chút nào là học thuyết về “sự tự trị” theo nghĩa sự tự quyết định. Theo tôi, ông là một nhà triết học xã hội không chỉ theo đuổi học thuyết về quyền con người, mà còn theo đuổi học thuyết về những lợi ích và nhu cầu cơ bản của con người ở 3 mức độ: lợi ích cần thiết, lợi ích đạt được và lợi ích không cần thiết (xa xỉ). Rõ ràng, một lý thuyết như vậy đã có vài mâu thuẫn với việc bảo vệ người người tiêu dùng và hàng hoá trong cách tiếp cận giá trị dưới góc độ kinh tế.

Học thuyết xã hội Công giáo thực chất không “đóng khung” chỉ trong một cách hiểu như vậy. Nhưng, tôi đồng ý với Gabrien và Grobe Kracht khi họ viết: “… Ngày nay, những học thuyết xã hội chính thống của Giáo hội hoàn toàn ủng hộ những ý tưởng hiện đại về những quyền dân sự và nền dân chủ chính trị, về thiết chế thế tục và “văn hoá phân lập” (culture of separation) hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nước, Giáo hội và các thành viên của nó đang tranh cãi về nhiệm vụ và trách nhiệm chính của Giáo hội Công giáo Roma như một cộng đồng tôn giáo xác định giữa những cộng đồng tôn giáo và không tôn giáo khác trong những xã hội dân sự hiện đại. Ngày nay, họ phải quyết định, hoặc Giáo hội chủ yếu muốn trở thành một tổ chức mang tính “riêng tư” (tư nhân) nhiều hay ít, đưa ra những dịch vụ tôn giáo và từ thiện cho các thành viên của nó và – vì những niềm tin tôn giáo – cũng như vậy đối với người nghèo; hoặc Giáo hội muốn trở thành một tổ chức mang tính công cộng rõ ràng, có liên quan và gắn kết với chính trị trong một xã hội dân sự hiện đại với những cam kết mạnh mẽ vì “lợi ích chung”, vì công bằng xã hội và phúc lợi công cộng…”.

Học thuyết xã hội Công giáo được dựa trên một khái niệm của Luật Tự nhiên. Khái niệm này thường bị thách thức bởi những học thuyết triết học – đạo đức, một mặt là từ những người theo nghĩa vụ luận – ở đó, nghĩa vụ xã hội thường được coi trọng hơn kết quả kinh tế – và mặt khác, từ những người theo luận thuyết hậu quả – những người chạy theo những điều kiện kinh tế của “sự thực thi”. Luật Tự nhiên (ở những người theo mô hình Arixtốt) duy trì sự cân bằng hai luận thuyết trên và ở “trung điểm” giữa những lý thuyết này. Một nghĩa vụ luận không nên quá cứng nhắc để chấp nhận rằng, những kết quả sẽ tiêu huỷ nhưng dự kiến về những giá trị và đức tính cơ bản, nhưng để có những kết quả, chúng ta cần hai tiêu chuẩn: 1. mục đích thiện không thể biện bạch cho phương tiện xấu; 2. đánh giá hậu quả không chỉ là việc của xử lý thống kê xã hội học hay liệt kê dữ liệu thực nghiệm, mà còn là công việc hàm chứa sự thấu triệt đạo đức và sự thông hiểu thực tế.

Nguyên tắc liên đới trong cơ cấu xã hội của một xã hội dân sự

Trong Học thuyết xã hội Công giáo, nguyên tắc liên đới được đề cập nhiều hơn nguyên tắc công bằng. Điều này có vẻ lạ nếu Học thuyết xã hội Công giáo có liên quan đến đến Thomas Aquinas và Lý thuyết về công bằng của ông. Nhưng, có hai nguyên nhân: việc tập trung vào tình yêu và sự quan tâm (giống như trong Thông điệp thứ nhất của Giáo hoàng Bendict XII) và sự tập trung vào tình liên đới. Có thể là định hướng đặc thù của Học thuyết xã hội về hoạt động trong xã hội dân sự không quá tập trung vào xây dựng những thiết chế công bằng như các học thuyết triết học từ thời John Rawls. Nguyên tắc bổ trợ đã cổ vũ cho định hướng này (Nhưng giờ đây, nó cũng được sử dụng cho việc kiến tạo các liên minh khu vực (Regional Unions): đây là một nguyên tắc xây dựng Liên minh châu Âu EU). Sự bổ trợ có thể được xem như một chuẩn mực mang tính chiến lược bên trong của việc hiện thực hoá tình liên đới. Nguyên tắc này điều khiển sự hợp nhất, trong những công việc của trách nhiệm xã hội, xã hội dân sự và các nhóm xã hội tham gia vào – như các tổ chức, các cộng đồng tôn giáo và Giáo hội -, một nghĩa vụ đạo đức và xã hội để chủ yếu giúp xây dựng không chỉ nhà nước – mặc dù chúng có thể giúp suy tư về quá trình xây dựng này – mà còn chủ yếu là xây dựng một xã hội dân sự mang tính xã hội (Social Civil Society). Trong lịch sử, nguyên tắc liên đới, được hình thành từ cuộc đấu tranh chung của những người công nhân cho các quyền của họ. Trong “lựa chọn vì người nghèo”, Giáo hội đã theo đuổi từ năm 1968 (Trong Hội nghị tôn giáo Mỹ – Latinh ở Medellin, Comlombia) khái niệm “ủng hộ tình liên đới” (pro-solidarity) giữa những người làm việc cùng nhau trong “cùng liên đới” (con-solidarity) nhằm thay đổi những điều kiện bất công trong cuộc sống và tiểu sử của họ (có thể tìm thấy sự phân biệt “cùng liên đới” và “ủng hộ tình liên đới” trong bài viết của tôi trong Concilium năm 1982: Thất nghiệp và quyền có việc làm). Trong Giáo hội Công giáo, khái niệm liên đới cũng được dựa trên Thần học về xã hội của Cơ Đốc giáo, nó là cái thường bị lờ đi trong quá khứ, nhưng cũng là cái được phát triển một cách nhất quán trong các chủ đề của Kinh thánh về một nền công bằng mới và cả trong các truyền thống xây dựng các thiết chế an sinh xã hội ở các nhà nước. Ở Đức, nguồn gốc của nền kinh tế thị trường xã hội và của khái niệm an sinh xã hội cùng những thành công về mặt chính trị của nó cũng có sự đóng góp của tôn giáo. Nhà nuớc, xã hội và (không chỉ, mà còn là chủ yếu) các tổ chức Giáo hội đang cùng nhau làm việc trong một cái gọi là “hỗn hợp phúc lợi” (Karl Gabrriel) theo nguyên tắc bổ trợ. Trong đó, những lợi ích kinh tế phải được giới hạn trong một bối cảnh an sinh xã hội vì những quyền xã hội và những nhu cầu cơ bản. Nhà nước ủng hộ các tổ chức trong xã hội dân sự (như Caritas và Diakonia – tổ chức dân sự lớn nhất ở Đức). Khái niệm này đã có từ 10 năm trước đây dưới sức ép của kinh tế và đã được sử dụng trong một giới hạn nhất định. “Sự tự trị” trở thành từ ngữ chủ đạo, mà theo đó, trong nhận thức sai lầm về sự bổ trợ, các tổ chức an sinh xã hội và các tổ chức khác (ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục) chịu sự chi phối kinh tế ngặt nghèo đến nỗi mỗi cá nhân phải tự mình xoay xở để bù đắp thiếu hụt. Sự xung đột gây ra bởi dư thừa kinh tế thế giới có thể là một cơ hội để trở về với “cội nguồn” của một chiến lược xã hội tốt đẹp hơn.

Dưới góc độ Học thuyết xã hội, nguyên tắc bổ trợ, trong đó hàm chứa nguyên tắc liên đới, nên được hiểu như sau: Cụ thể, giữa các nhóm và cộng đồng xã hội khác nhau, bắt đầu từ gia đình, những người láng giềng, rồi tới các tổ chức ở thành phố,… từ đáy của xã hội tới đỉnh của nó là chính phủ nhà nước (tiến trình chính trị từ dưới lên trên – ND.). Điều này đối lập với quan điểm về chính trị xuất phát từ trên xuống dưới (tiến trình chính trị từ trên xuống dưới – ND.) … nhưng nó cũng đối lập hoàn toàn với quan điểm thuần túy của chủ nghĩa tự do và chống nhà nước hoá trong việc xoá bỏ toàn bộ các dịch vụ và trách nhiệm của nhà nuớc đối với các nhóm và cộng đồng này. Vì vậy, nguyên tắc bổ trợ khẳng định một quy tắc mang tính chuẩn mực kép: một mặt, là “mệnh lệnh” (phải) giúp đỡ (bởi đó là quyền xã hội mang tính tích cực) những tầng lớp thấp và yếm thế trong xã hội trong trường hợp họ không có năng lực và mặt khác, tương ứng với điều này, “ngăn cấm” chiến lược độc đoán ở mức độ cao hơn của nhà nước(6)./.

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) dưới góc nhìn quản lý Nhà nước ?

Thời gian gần dây, du luận dang quan tâm chặt chẽ và bức xúc dối với hàng loạt vụ vi phạm dạo dức kinh doanh, xâm hại môi truờng và sức khỏe con nguời ở mức dộ nghiêm trọng; diển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam.
Sự dúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy nhiên, dối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp dang hoạt dộng khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại duợc dặt ra và cần duợc thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn.

Một công ty cần phải làm những gì dể có thể duợc xã hội dánh giá là một công ty tốt và phát triển bền vững? Trách nhiệm của co quan quản lý nhà nuớc tới dâu? Luật nên quy dịnh trách nhiệm của doanh nghiệp dến mức dộ nào thì hợp lý? Và phải chang nguời tiêu dùng ở các nuớc dang phát triển nhu Việt Nam có quá ít quyền lực, dễ bị tổn thuong, hoặc họ cung không ý thức duợc dầy dủ và sử dụng hết các quyền và phuong tiện của mình dể bảo vệ những lợi ích chính dáng của họ? Nhằm góp phần giải dáp các câu hỏi trên, chúng tôi tiếp cận từ góc dộ kinh nghiệm quốc tế trong linh vực này với suy nghi rằng các nền kinh tế phát triển dều dã từng dối mặt với những vấn dề chúng ta gặp phải ngày hôm nay, do dó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất dáng dể chúng ta tham khảo.

Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility- CSR) lần dầu tiên vào nam 1953, chủ dề này dã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai truờng phái quản trị dại din” và da bên” trong quản trị công ty; trên bình diện lớn hon, dây là sự tranh chấp giữa chủ nghia tu bản tự do (bảo thủ, cánh hữu) và chủ nghia tu bản xã hội (dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn dề then chốt trong CSR là: (i) bản chất của doanh nghiệp hiện dại, và (ii) mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp- xã hội- nhà nuớc.

1. Cuc tranh lun v CSR Ðại diện nổi bật nhất cho chủ thuyết quản trị “dại diện” là Milton Friedman [6].

Trong một bài báo viết cho tờ New York Times tháng 9/1970, ông nêu rõ: “Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối da hóa lợi nhuận, gia tang giá trị cổ dông, trong khuôn khổ luật choi của thị truờng là cạnh tranh trung thực và công bằng.” Theo ông, nguời quản lý doanh nghiệp (thành viên hội dồng quản trị và ban giám dốc) là những nguời dại diện cho chủ sở hữu/ cổ dông dứng ra quản lý công ty. Họ duợc bầu hoặc duợc thuê dể dẫn dắt công ty theo cách mà các cổ dông muốn, da phần là làm ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt, dồng thời tuân thủ các quy tắc xã hội co bản vốn dã duợc thể hiện trong luật và các nguyên tắc dạo dức phổ biến. Ðó chính là bản chất vì- li nhun (for-profit) của doanh nghiệp và nguời quản lý doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm dối với cổ dông là nguời chủ sở hữu công ty dã lựa chọn họ dể làm dại diện. Do dó, nếu nguời quản lý công ty muốn, anh ta có toàn quyền dể thực hiện các trách nhiệm xã hội dựa trên nhận thức và tình cảm của riêng mình và bằng thời gian và tiền bạc của cá nhân, nhung không duợc sử dụng nguồn lực của công ty và nhân danh công ty, nếu không duợc cổ dông ủy thác dể làm việc dó.

Thứ hai, công ty vốn là một chủ thể “vô tri vô giác” do con nguời tạo ra; do dó công ty không thể tự nhận thức và gánh vác nghia vụ dạo dức vốn chỉ có con nguời mới có. Bởi vì chỉ có từng cá nhân con nguời mới có luong tâm dể nhận thức sự việc dúng- sai.

Hon nữa, các trách nhiệm xã hội thuộc linh vực của nhà nuớc, là chủ thể cung cấp các dịch vụ công, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận. Chỉ có nhà nuớc mới có dủ thông tin dể quyết dịnh dúng dắn trong việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Và cấu trúc tam quyền phân lập dã dảm bảo sự phân bổ dó duợc công bằng và có kiểm soát. Trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo ra giá trị gia tang, phát triển công nghệ (bởi vì doanh nghiệp là chủ thể vì- lợi nhuận duy nhất trong xã hội), dem lại lợi nhuận, tạo ra việc làm và thu nhập cho nguời lao dộng. Trách nhiệm chính của doanh nghiệp dối với nhà nuớc là dóng góp thuế. Và trách nhiệm của nhà nuớc là làm sao sử dụng tiền thuế dó hiệu quả nhất vì lợi ích công cộng. Nhu vậy, nếu doanh nghiệp cung thực hiện các trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ trở thành nguời vừa dóng thuế, vừa quyết dịnh việc chi tiêu khoản thuế dó ra sao. Nguời quản lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một nhân viên công vụ hon là một nguời dại diện cho lợi ích của cổ dông.

Mặt khác, kể cả khi một nguời quản lý doanh nghiệp duợc sử dụng nguồn lực của công ty dể thực hiện trách nhiệm xã hội dựa trên phán doán chủ quan của mình, thì không có gì dảm bảo rằng quyết dịnh của anh ta là sáng suốt và dúng dắn cho mục tiêu xã hội cuối cùng, vì anh ta không phải là một chuyên gia về xã hội, mà là một chuyên gia về quản lý và kinh doanh và dó là lý do anh ta duợc cổ dông cử làm dại diện và gửi gắm niềm tin trong việc quản lý doanh nghiệp. Do dó, nếu muốn thực hiện trách nhiệm xã hội, các cổ dông có thể làm với tu cách cá nhân, tự nguyện và tách biệt với công ty (vốn có sở hữu của cả các cổ dông khác) mà không nên thông qua công ty và những nguời quản lý công ty.

Từ quan diểm này, truờng phái phản dối CSR cho rằng các chuong trình của doanh nghiệp lấy tên “trách nhim xã hi” chỉ là những chuong trình PR dạo dức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì- lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi.

Những nguời ủng hộ CSR không bác bỏ toàn bộ những lập luận trên. Nhung họ dua ra một lập luận khác cung hết sức thuyết phục là bản thân công ty khi di vào hoạt dộng dã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do dó có thể tác dộng tiêu cực tới xã hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác dộng từ hoạt dộng sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc xã hội. Henry Mintzberg dã lấy ví dụ công ty Dow Chemicals quyết dịnh bán chất Napalm cho quân dội Mỹ dể sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, dể lại hậu quả nặng nề cho hàng triệu nạn nhân chất dộc da cam [5]. Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì- lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ dầu dã dóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghia vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong dó. Chính khái niệm “công dân doanh nghip” (corporate citizenship) dã ra dời trong trào luu CSR này.

Thực vậy, nếu chỉ nhìn nhận don giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt dộng duy nhất vì- lợi nhuận và bù dắp lại chi phí xã hội, cung nhu “trả tiền” cho các dịch vụ công mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc dóng thuế, chúng ta sẽ thấy những ô nhiễm môi truờng và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hon rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm (nhu truờng hợp công ty Vedan). Doanh nghiệp không thể kêu gọi sự “trung tính” của mình. Tất cả sự kiện của doanh nghiệp nhu khai truong dòng sản phẩm mới, dặt một nhà máy, dóng cửa một chi nhánh…. dều kéo theo những hệ quả xã hội nhất dịnh. Do dó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt dộng của doanh nghiệp.

Và nguời quản lý với tu cách là nguời thác quản doanh nghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghia vụ và lợi ích của chính doanh nghiệp mình. Trách nhiệm của họ không phải là việc quyết dịnh diều gì tốt hay xấu cho xã hội, mà là dáp ứng những diều mà xã hội mong muốn và trông dợi ở doanh nghiệp nhu một thành viên dầy dủ trong dó. CSR chính là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không di quá dà vì lợi ích kinh tế mà vi phạm các chuẩn mực dạo dức (vốn không phải lúc nào cung duợc thể hiện dầy dủ bằng các quy dịnh pháp luật), bỏ quên những tác dộng tiêu cực của mình dến các thành phần khác trong xã hội.

Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội còn vì lợi ích tang truởng và phát triển bền vững của chính mình. Ðiều tra của Bowman & Haire từ nam 1973 dã cho thấy nhóm các công ty cam kết với CSR có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROE) cao hon các công ty khác (14.7% so với 10.2%). Khác với mô hình công ty gia dình truớc kia, doanh nghiệp hiện dại thuờng là các công ty cổ phần dại chúng, hoạt dộng da ngành nghề, da quốc gia. Do dó, ngày nay doanh nghiệp không chỉ hoạt dộng trong môi truờng don nhất duợc giám sát bởi các co chế thị truờng thuần túy kinh tế (giá cả, cạnh tranh, thị truờng chứng khoán), mà còn chịu tác dộng của các co chế xã hội- chính trị- môi truờng. Ðáng chú ý, hai hệ thống này có sự tác dộng qua lại với nhau. Thực tế cho thấy nguời tiêu dùng và nhà dầu tu ngày càng tính dến các tiêu chí thành tích của công ty về dạo dức, lao dộng, môi truờng, xã hội trong các quyết dịnh tiêu dùng hay dầu tu của mình. Hon thế nữa, không chỉ liên quan dến tính cạnh tranh, CSR còn liên quan trực tiếp dến tính bền vững của công ty. Những vụ dổ vỡ của tập doàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hoặc ngay vụ các cây xang gian lận bị rút giấy phép là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng thiếu CSR, doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng dồng doanh nghiệp.

2. Phong trào CSR  các nuớc phát trin

CSR dã trở thành một phong trào thực thụ và truởng thành, phát triển rộng khắp thế giới. Nếu chúng ta tra cứu các cụm từ có gốc “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” bằng tiếng Anh trên Google, chúng ta sẽ thấy có hon 70 triệu luợt tìm kiếm (chua kể các cụm từ về CSR ở từng nuớc cụ thể). Hàng vạn bài báo, nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn dàn, trang web của các tổ chức NGOs, giới khoa học, doanh nghiệp, tu vấn, báo chí và chính phủ bàn về chủ dề CSR.

Nguời tiêu dùng tại các nuớc Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm dến chất luợng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm dó, có thân thiện với môi truờng sinh thái, cộng dồng, nhân dạo, và lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng và môi truờng phát triển rất mạnh, chẳng hạn nhu phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản xuất dồ an nhanh, nuớc giải khát có ga; phong trào thuong mại công bằng FairTrade (bảo dảm diều kiện lao dộng và giá mua nguyên liệu của nguời sản xuất ở các nuớc thế giới thứ 3), phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao dộng trẻ em (nhằm vào công ty Nike, Gap), phong trào tiêu dùng theo luong tâm (shopping with a conscience)…

1.Truớc áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn dã chủ dộng dua CSR vào chuong trình hoạt dộng của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chuong trình dã duợc thực hiện nhu tiết kiệm nang luợng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, nang luợng mặt trời, cải thiện nguồn nuớc sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng truờng học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nuớc nhiệt dới, dang phát triển. Có thể kể dến một số tên tuổi di dầu trong các hoạt dộng này nhu TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, ExxonMobil…

2 . Theo tổ chức Giving USA Foundation, số tiền các doanh nghiệp dóng góp cho các hoạt dộng xã hội trên tòan thế giới lên dến 13,77 tỷ USD (nam 2005) và gần 1.000 công ty duợc dánh giá là “công dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là truờng hợp ngân hàng Grameen do TS. Muhammad Yunus dã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu nguời, trong dó 97% là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền dể cải thiện cuộc sống (ông dã duợc trao giải Nobel hòa bình nam 2006). Hiện nay, hầu hết các công ty da quốc gia dều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng dối với nhân viên của mình trên tòan thế giới. Lợi ích dạt duợc qua những cam kết CSR dã duợc ghi nhận. Không những hình ảnh công ty duợc cải thiện trong mắt công chúng và nguời dân dịa phuong giúp công ty tang doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục dầu tu duợc thuận lợi hon, mà ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cung tang lên, cung nhu các chuong trình tiết kiệm nang luợng giúp giảm chi phí hoạt dộng cho công ty không nhỏ.

3.Có thể nói CSR dã có chỗ dứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp. Một số trung tâm, viện nghiên cứu về trách nhiệm doanh nghiệp dã duợc các truờng dại học ở Mỹ thành lập. 78% sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp cho rằng chủ dề CSR nên duợc dua vào các chuong trình giảng dạy. Trong cuộc khảo sát của công ty McKinsey nam 2007, 4 84% số quản trị viên cao cấp duợc hỏi cho rằng việc dóng góp vào các mục tiêu xã hội của cộng dồng cần duợc tiến hành song song với việc gia tang giá trị cổ dông, trong khi chỉ có 16% cho rằng lợi nhuận là mục tiêu duy nhất. 51% và 48% ý kiến lần luợt cho rằng môi truờng (trong số 15 vấn dề chính trị- xã hội khác nhau) là vấn dề hàng dầu tập trung sự chú ý của công luận, và có ảnh huởng tiêu cực hoặc tích cực nhất dối với giá trị cổ dông trong nam nam tới. Khi duợc hỏi về ảnh huởng xấu mà các công ty lớn có thể gây ra cho cộng dồng, 65% trả lời- ô nhiễm môi truờng, 40%- dặt lợi nhuận lên trên sức khỏe con nguời, 30%- gây áp lực chính trị. Về các ảnh huởng tích cực mà doanh nghiệp dem lại thì tạo việc làm duợc xếp cao nhất (65%), tiến bộ khoa học công nghệ (43%), cung cấp sản phẩm- dịch vụ cho nhu cầu con nguời (41%), nộp thuế (35%).

3. Mt s khái nim CSR: Có rất nhiều dịnh nghia khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn

nhận CSR duới những góc dộ và quan diểm riêng, phụ thuộc vào diều kiện, dặc diểm và trình dộ phát trển của mình. Keith Davis (1973) dua ra một khái niệm khá rộng “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn dề vuợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi dó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hon “là tất cả các vấn dề kinh tế, pháp lý, dạo dức, và những linh vực khác mà xã hội trông dợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời diểm nhất dịnh.” Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhu dạo dức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi truờng. Ðó là một khái niệm dộng và luôn duợc thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội dặc thù.” Nhu vậy, bản chất của CSR là quan diểm về vai trò của doanh nghiệp trong mối tuong quan với vai trò của nhà nuớc khiến khái niệm CSR luôn biến dổi, luôn mới tùy thuộc không những phạm vi không gian mà còn thời gian noi cuộc tranh luận về CSR diễn ra…..

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

Nước ta có Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và những nghị định hướng dẫn thi hành nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện một cách rõ ràng việc thực hành những văn bản pháp quy đó bằng những tiêu chuẩn kiểm định và công bố hiệu quả thực hiện. Ở các nước khác, mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về lao động và môi trường được gom chung vào một khái niệm gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Trong bài này, người viết xin trình bày trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, lợi ích của nó cùng một số tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn thực hành.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì ?

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững, kết hợp xã hội và khả năng cạnh tranh. Khái niệm này bao gồm những tác động liên quan đến xã hội, môi trường và kinh tế.

Thực ra những tổ chức quốc gia và quốc tế cũng như những tổ chức phi chính phủ chưa đồng thuận về nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các nước Anglo Saxon biểu hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với khái niệm PPP bao gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit). Một số tổ chức lại còn thêm lĩnh vực quản trị (governance). Nhưng ý kiến này bị đả phá vì quản trị doanh nghiệp không có tính cách tự nguyện.

Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế”. Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như đa số các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.

Lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Vào thập niên 90 thế kỷ trước, một bà ký giả nước ngoài khám phá một nhà máy ở Việt Nam sản xuất giày gia công cho Nike, công nhân phải làm việc trong một môi trường không khí nguy hại đến sức khỏe. Độc giả tờ báo của bà ngay tức khắc phổ biến tin này và kêu gọi tẩy chay không mua giày của Nike nữa. Dĩ nhiên, Nike kiện tờ báo và đã thua kiện.

Trước doanh số xuống dốc, Nike đành phải công bố một chính sách trách nhiệm xã hội đối với những nhà cung cấp của họ: những nhà cung cấp phải tuân thủ những điều lệ của Nike về trách nhiệm xã hội. Sau một thời hạn ân hạn, những đối tác nào không tuân theo tiêu chuẩn Nike sẽ bị cắt hợp đồng. Một đoàn kiểm định được thành lập để kiểm định có định kỳ những cơ sở sản xuất. Những cá nhân hay tổ chức nào khám phá một cơ sở sản xuất gia công cho Nike không theo tiêu chuẩn đó thì có thể gửi thư tố cáo đến địa chỉ nikeresponsibility@nike.com.

Để chứng minh chính sách này được thực hành thông thoáng, Nike đăng trên trang web www.nike.com những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ cùng với danh sách 700 nhà máy gia công cho họ ở 51 nước, trong đó có 35 nhà máy ở Việt Nam.

Cũng như Nike, nhiều tập đoàn quốc tế cũng có chính sách tương tự. Đặc biệt những tập đoàn bán lẻ như Wal-Mart, Cora, Carrefour… thường xuyên cử người đi kiểm định các nhà cung cấp của họ ở Việt Nam. Nói chung, những tập đoàn đa quốc gia thường tránh kinh doanh với những nước không có pháp quy về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vì sợ bị mang tiếng.

Một số ngân hàng lớn, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, thực thi những nguyên tắc Equator (Equator Principles). Nguyên tắc Equator là những cam kết tự nguyện của các cơ quan tài chính nghiên cứu những dự án họ tài trợ trên cơ sở tác động xã hội và môi trường: bên mượn tiền phải định giá tác động của dự án đến xã hội và môi trường.

Xem ra trách nhiệm xã hội có vẻ như đang làm các doanh nghiệp phải tốn thêm tiền: nếu không có chính sách trách nhiệm xã hội thì mất khách, mất hợp đồng hay không thể vay tiền để kinh doanh. Sự thật không phải là như vậy. Người ta nhận thấy rằng những doanh nghiệp chú trọng nhiều đến trách nhiệm xã hội cũng là những doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao hơn trung bình. Sau khi nghiên cứu một số doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu của trường Đại học Sidney, Đại học Iowa đã nhận thấy rằng kết quả tài chính một doanh nghiệp tỷ lệ thuận với thành tựu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó (*).

Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống.

Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng – an toàn lao động – môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.

Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết. ISO (International Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.

Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể.

Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác. Chỉ riêng trong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR. Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010. Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp.

Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động, và SA 8000 về quản lý nhân sự.

Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức).

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng tránh né trách nhiệm xã hội của mình. Trong khi đó quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội là hai chính sách sẽ mau chóng đưa nước ta sớm lên hàng một quốc gia công nghệ hiện đại. Hy vọng giải thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009” của VCCI sẽ tạo được tiếng vang và thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham dự.

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Phúc Bình tổng hợp