EnglishVietnamese
Trang chủ / Đào tạo luật / Đại học luật / Chương trình đào tạo từ xa cử nhân Luật

Chương trình đào tạo từ xa cử nhân Luật

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT PHÍA NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO TUYỂN SINH

Tên chương trình: Chương trình đào tạo từ xa cử nhân Luật theo mô hình tiên tiến
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Luật (Law)
Chuyên ngành: Luật Thương mại quốc tế (International Trade Law)
Loại hình đào tạo: Từ xa
1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
1.1. Mục tiêu đào tạo
1.1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp được chuẩn bị về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng thực hành cơ bản và sức khỏe để tự học tập, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề pháp luật thương mại quốc tế; có tư duy tổng hợp về pháp luật, có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động thương mại kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ
cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tiếng Anh.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo những sinh viên tốt nghiệp:
– Đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
– Có thể làm việc tại các cơ quan tư pháp của Nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát; cơ quan quản lý Nhà nước (các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan nghiên cứu, giảng viên của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh quốc tế; chuyên gia pháp lý tại các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…; pháp chế của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Có khả năng tự học suốt đời; học tiếp để lấy chứng chỉ luật sư và hành nghề luật sư tại các văn phòng/công ty luật trong nước và nước ngoài; học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật kinh doanh…2
1.2. Chuẩn đầu ra
Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có thể:
1.2.1. Về kiến thức
– Giải thích các kiến thức và thực tiễn pháp lý thuộc khối kiến thức cơ sở ngành luật học, bao gồm: lý luận nhà nước và pháp luật; pháp luật hiến pháp và luật học so sánh.
– Áp dụng quy định pháp luật thuộc khối kiến thức ngành như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự, công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế v.v…
– Áp dụng quy định pháp luật thuộc khối kiến thức chuyên ngành, như pháp luật quốc tế về thương mại hàng hóa; pháp luật quốc tế về thương mại dịch vụ, pháp luật về đầu tư, các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế v.v…
1.2.2. Về kỹ năng
a. Kỹ năng chuyên môn
– Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã được học vào giải quyết các tình huống pháp luật thực tiễn;
– Kỹ năng phân tích và đánh giá các quy phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế nói riêng;
– Kỹ năng tìm kiếm, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật;
– Kỹ năng tư vấn về thương mại, đầu tư quốc tế;
– Kỹ năng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực hiện các nghiên cứu luật học;
– Kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Anh pháp lý theo quy định hiện hành.
b. Kỹ năng bổ trợ
– Kỹ năng tư duy độc lập, tư duy logic và giải quyết vấn đề; làm việc nhóm;
– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.
1.2.3. Về ngoại ngữ, tin học
– Sử dụng thành thạo tiếng Anh (Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).
– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (trình độ CNTT nâng cao theo quy định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).
1.2.4. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ công lý, lẽ công bằng;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;
– Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân;
– Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng đơn vị tín chỉ)
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 136 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT), trong đó:
* Kiến thức giáo dục đại cương : 43 tín chỉ, chiếm 31,62%
+ Bắt buộc
+ Tự chọn
* Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 93 tín chỉ, chiếm 68,38%
– Kiến thức cơ sở khối ngành, ngành: 9 tín chỉ
– Kiến thức ngành : 48 tín chỉ
– Kiến thức chuyên ngành : 15 tín chỉ
– Kiến thức tự chọn chung : 9 tín chỉ
– Thực tập giữa khóa : 3 tín chỉ
– Học phần tốt nghiệp : 9 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương ; sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Đào tạo theo Thông tư 10/2017/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học và Quy định 1568/QĐ- ĐHNT quy định về đào tạo từ xa trình độ đại học tại Trường Đại học Ngoại Thương.
6. Thang điểm:
Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quyết định số 1568-QĐ-ĐHNT nngày 20/09/2018 của trường Đại học Ngoại thương về việc ban hành Quy định về đào tạo từ xa theo mô hình tiên tiến.